Di tích Tabuk_(Ả_Rập_Xê_Út)

Khu vực có hàng trăm điểm nghệ thuật đá và câu khắc có niên đại khác nhau, từ thời đồ đá cũ đến thời Hồi giáo. Nghiên cứu về nghệ thuật cho thấy có biến đổi đa dạng về phong cách và cả các hình tượng người và động vật đều được biểu hiện trên đó. Hàng chục đi chỉ trong khu vực có các bản khắc bằng tiếng Thamud, Hy Lạp và Nabatae.

Thành trì của Aṣ-ḥāb al-Aykah cũng là một điểm nổi tiếng, nhân vật này được đề cập đến trong kinh Quran.[2][3][4][5] Thành có niên đại vào khoảng 3500 TCN, và từng được khôi phục trong nhiều lần, lần cuối là vào năm 1652. Đây là một trong vài thành luỹ và trạm được xây dọc theo tuyến đường hành hương từ Syria đến Medina. Thành gồm có hai tầng, tầng một có một sân mở và một số phòng, một thánh đường, một giếng và cầu thang dẫn đến các tháp canh. Thành được xem là một dấu mốc khảo cổ học trong khu vực và mở cửa cho du khách.

Ain Sukkrah là một ‘ayn (tiếng Ả Rập: عـيـن‎, 'dòng chảy') cổ đại có niên đại từ thời Jahiliyyah (tiếng Ả Rập: جَـاهـلـيّـة‎, 'vô tri'). Theo thuật lại thì khi xâm chiếm Tabuk, Muhammad hạ trại hơn mười ngày gần dòng chảy này và uống nước từ đó.[cần dẫn nguồn]

Thành phố còn nổi tiếng nhờ Thánh đường Ăn năn, nó ban đầu được xây bằng bùn và có mái bằng thân cọ. Công trình được khôi phục vào năm 1652. Cuối cùng, công việc khôi phục hoàn thành theo lệnh của Quốc vương Faisal ibn Abdul-Aziz, theo mô hình Thánh đường của Nhà tiên tri tại Medina.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tabuk_(Ả_Rập_Xê_Út) http://www.alnokhba.com/saudi-arabia/cities-inform... http://quranacademy.org/quran/15:78-78 http://quranacademy.org/quran/26:176-176 http://quranacademy.org/quran/38:13-13 http://quranacademy.org/quran/50:12-12 http://www.cdsi.gov.sa/english/ http://jrcc.sa/climate_data_observatory_sa.php http://jrcc.sa/reports_files/1985_2010Reports/Tabu... http://sauditourism.sa/en/Explore/Regions/Tabuk/Ta... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Tabuk?...